Hướng dẫn sử dụng màng chống thấm HDPE làm bạt lót hồ tôm?

Đối với các gia đình nuôi trồng thủy sản đang hoang mang về việc tìm kiếm bạt lót hồ tôm. Các hộ gia đình hoàn toàn có thể tham khảo qua màng chống thấm HDPE bởi giá màng chống thấm HDPE vừa rẻ, thâm niên sử dụng cao. Theo dõi bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

Tại sao nên sử dụng màng chống thấm HDPE làm bạt lót hồ tôm?

Màng bạt HDPE được xem là một sản phẩm đa năng, có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có thể ứng dụng làm bạt lót hồ tôm.

Sử dụng bạt HDPE làm bạt lót hồ nuôi tôm

Sử dụng bạt HDPE làm bạt lót hồ nuôi tôm

Tương ứng với nhu cầu sử dụng mà màng bạt HDPE sẽ có các phân bổ độ dày linh hoạt từ 0.3 mm đến 3.0 mm. Đối với các hộ gia đình muốn sử dụng bạt chống thấm này làm bạt lót ao hồ nuôi tôm nên sử dụng màng HDPE có độ dày từ 0.3 mm đến 0.5 mm.

Chất liệu màng HDPE được làm từ nhựa nguyên sinh nên rất an toàn để sử dụng làm bạt lót. Thông thường thì thâm niên sử dụng của màng bạt HDPE khi làm bạt lót nuôi tôm sẽ rơi vào 3-5 năm. Đây là một khoảng thời gian phù hợp để các hộ gia đình có thể nuôi trồng, kiểm soát và thay mới bạt HDPE.

Hướng dẫn thi công màng HDPE làm bạt lót hồ tôm

Nếu quý khách hàng đã quyết định sử dụng màng chống thấm HDPE làm bạt lót nuôi tôm. Hãy tham khảo những công đoạn dưới đây: 

Hướng dẫn chuẩn bị mặt bằng làm bạt lót hồ tôm

Các hộ gia đình nuôi tôm cần tiến hành đào đất sau khi đã xác định được kích thước, quy mô của hồ tôm. Lưu ý khi tiến hành đào đất cần chuẩn bị kỹ lưỡng về bề mặt ao hồ, tránh để quá nhiều sỏi, đá,.. dưới đáy hồ gây rách bạt HDPE.

Hướng dẫn thi công bạt lót hồ tôm

Sau khi đã xong khâu chuẩn bị mặt bằng, các hộ gia đình có thể tiến hành thi công lót bạt ngay. Quá trình thi công được bắt đầu bằng việc trải bạt và cố định bằng các rảnh neo, lưu ý cần chôn bạt xuống rãnh và đắp đất lên thật chắc chắn.

Quá trình thi công màng HDPE làm bạt lót hồ nuôi tôm

Trong quá trình thi công, quý khách hàng cũng cần quản lý tốt đội nhân công làm đúng theo quy trình, không hút thuốc hay dùng giày đế cứng tránh ảnh hưởng đến bề mặt bạt HDPE.

Hướng dẫn tiến hành lót bạt nuôi tôm

Hiện có ba phương pháp hàn bạt lót hồ tôm thông dụng nhất: hàn ép nóng, hàn đùng, hàn khò. Tùy thuộc vào mối nối mà lựa chọn phương pháp hàn phù hợp. Nhưng cần lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng và quá trình hàn tránh tình trạng mối hàn bị hở, cháy bạt,… 

Lời kết: 

Bài viết vừa rồi đã hướng dẫn quý khách hàng sử dụng màng chống thấm HDPE thi công bạt lót hồ tôm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho những ai quan tâm đến chủ đề này.

Nếu quý khách hàng vẫn đang băn khoăn về địa chỉ mua màng chống thấm HDPE uy tín, có thể tham khảo tại: www.vaidiangocphat.com

Chúc quý khách hàng có một ngày làm việc vui vẻ!

Có thể bạn quan tâm:

>> Tại sao nên dùng bạt lót hồ HDPE? Lợi ích khi lót để nuôi tôm cá

>> Giá vải địa kỹ thuật không dệt bao nhiêu? Mua ở đâu chuẩn?