Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và khung hình phạt

Để biết thêm chi tiết về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như khung hình phạt với tội danh này chúng ta hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tội phạm sử dụng hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự, thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng những thủ đoạn lừa dối nhằm thực hiện tham vọng.

Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản chia làm hai hành vi: Hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Có nghĩa là tội phạm cố ý đưa ra những thông tin không chính xác để người bị hại tin và cố ý dịch chuyển tài sản của người khác về quyền sở hữu của mình một cách phi pháp.

Khi muốn chiếm đoạt tài sản của người khác thì tội phạm thường sẽ thực hiện hành vi gian dối trước hoặc đi liền với hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này có  mối quan hệ nguyên nhân – kết quả chặt chẽ với nhau.

Hay hiểu đơn giản thì chỉ có thực hiện hành vi gian dối thì tội phạm mới có thể chiếm đoạt được tài sản hoặc chỉ có thể chiếm đoạt được tài sản người khác khi tội phạm dùng thủ đoạn gian dối một cách chuyên nghiệp, tinh vi.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết sau của chúng tôi: Những đồ vật trang trí ngoài trời độc lạ cho resot

2. Khung hình phạt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù tùy theo mức độ

Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự thì những tội phạm sử dụng hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản người khác một cách trái pháp sẽ bị xử phạt hoặc phạt cải tạo, giam giữ. Cụ thể như sau:

Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 – dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định trong khoản 1 điều 174 thì khung hình phạt sẽ là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đây là mức áp dụng cho những trường hợp phạm tội nhẹ, không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Còn với những hành vi chiếm đoạt tài sản để lại hậu quả nghiêm trọng hay được thực hiện có tổ chức, chuyên nghiệp, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoat nhiều lần, sử dụng thủ đoạn hay lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ từ 10.000.000 – 100.000.000 đồng hoặc phạt tù cao nhất là 20 năm đến chung thân.

Những trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 thì cũng có mức xử lý tương đương.

Ngoài ra, tùy theo mức độ của vụ việc mà mức án có thể là tù chung thân hoặc nếu số tiền chiếm đoạt không thuộc mức chung thân nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ có thể là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3. Một số tội chiếm đoạt tài sản cụ thể

Nhưng chúng ta cần phân biệt rõ ràng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản. Hai tội này khác nhau ở hành vi và thủ đoạn, cụ thể:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm lòng tin đối với chủ tài sản và giao cho họ. Thủ đoạn gian dối chính là nguyên nhân giúp cho người phạm tội chiếm được tài sản.

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản

Thì cũng sử dụng những hành vi gian dối để có được tài sản. Nhưng họ chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng,… nghĩa là qua thỏa thuận được ghi trên văn bản giấy tờ một cách hợp pháp. Và sau khi có được tài sản thì họ mới sử dụng hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Tóm lại, với hành vi chiếm đoạt tài sản thì hành vi gian dối thực hiện trước khi có được tài sản, còn tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản thì sử dụng hành vi gian dối sau khi sở hữu tài sản nhằm chiếm đoạt nó.

Với những chia sẻ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua bài viết trên, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích.  Để được tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại miễn phí bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Thông tin liên hệ luật Dương Gia: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

>> Có thể bạn quan tâm: Cách bảo quản gạo hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *