Thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thế nào?

Thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng như sản phẩm thực phẩm khác đều phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Khó khăn đối với doanh nghiệp khi công bố chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất phức tạp, vướng mắc các thủ tục và hồ sơ với cơ quan nhà nước. Oceanlaw là đơn vị cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm giải quyết thủ tục công bố lưu hành sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình. Thông tư số 43/2014/TT-BYT qui định :Thực phẩm BVSK nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp qui tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Cơ sở pháp lý

– Luật an toàn thực phẩm 2010 

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP

– Thông tư 43/2014/TT-BYT 

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?

 

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các bảo vệ sức khỏe của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

+ Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

+ Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

+ Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Thủ tục làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?

– Thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thủ tục mà cá nhân kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải thực hiện để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường Việt Nam.

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong các sản phẩm phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nên thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe bản chất là thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.

Khi nào phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, trước khi được phép lưu hành ra thị trường thì cần làm thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Điều kiện để thực hiện thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

– Điều kiện của cơ sở:

+ Tổ chức thực hiện thủ tục công bố phải có đăng ký kinh doanh, có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đảm bảo đạt cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể phải có một trong các chứng nhận sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP)

– Điều kiện của sản phẩm:

+ Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu từ nước ngoài phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế do cơ quan nước xuất khẩu cấp để đảm bảo sản phẩm được lưu hành tự do tại thị trường nước xuất khẩu.

+ Sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.

Trình tự thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quy trình thực hiện

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ

– Trong thời hạn 21 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

– Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

– Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thẩm quyền: Cục An toàn thực phẩm  (Bộ Y tế)

Thời gian: 20-27 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ

https://blognoithat.edu.vn/thu-tuc-cong-bo-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe