Thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm

Thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm – Việt Nam được đánh giá là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu và đặc sản độc đáo. Do đó, nắm bắt được thời cơ, nhiều cá nhân tổ chức muốn thực hiện thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm vì nó có tiềm năng phát triển thuận lợi.

Với kinh nghiệm hơn 13 năm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp – Oceanlaw luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành, trợ giúp khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp và đưa ra giải pháp hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên), cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực sau:
    • Đối với cá nhân: Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực ;
    • Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Một số tài liệu khác trong trường hợp đặc biệt (vấn đề này Oceanlaw sẽ hỗ trợ tư vấn cho khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật;
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công Ty TNHH Oceanlaw D&T Việt Nam thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Cơ quan giải quyết: Sở kế hoạch và đầu tư tại tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Thời gian giải quyết: 6-8 ngày

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức cần thực hiện thông báo thông tin doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung thông báo bao gồm các thông tin đã được đề cập tới trong giấy chứng nhận.

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Bước 4: Các thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty chế biến thực phẩm

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế: mẫu 06;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối tượng cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm;

Các trường hợp không cần xin chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP

  • Cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng nhỏ lẻ;
  • Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;
  • Cơ sở bán hàng rong;
  • Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;
  • Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiên VSATTP gồm những nội dung sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về “Thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm” nếu quý khách hàng còn thắc mắc và muốn được tư vấn thêm thì xin vui lòng liên hệ 0904 445 449 hoặc [email protected] để được tư vấn.

https://blognoithat.edu.vn/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-che-bien-thuc-pham