Những điều bạn chưa biết về cách chống thấm bể nước bị nứt?

Bạn đang gặp vấn đề về chống thấm bể nước sinh hoạt, bể nước ngầm hay bất kì bể nước nào khác mà chưa tìm được cách giải quyết? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn xua tan đi mọi ưu phiền ấy. Hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết ngay những phương pháp chống thấm bể nước bị nứt tốt nhất cũng như những lưu ý cần thiết khi thi công nhé!

1. Tại sao bạn nên chống thấm bể nước bị nứt?

Bể nước bị nứt do khi thi công không đúng kỹ thuật hay chất lượng bê tông kém chất lượng kết hợp với áp lực của dòng nước dẫn đến hiện tượng bể nước xuất hiện các vết nứt làm nước thẩm thấu ra ngoài.

Đối với bể nước sạch: 

Việc nước sạch bị rò rỉ ra hằng ngày sẽ làm lãng phí nguồn nước sinh hoạt.

Không những thế, nước sạch bị rò rỉ ra hằng ngày sẽ làm hóa đơn tiền nước nhà bạn ngày càng tăng và làm lãng phí chi phí không cần thiết.

Ngoài ra, việc nước bị thẩm thấu ra ngoài như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình bạn. 

Đối với bể nước thải:

Bể nước thải là nơi chứa nhiều vi khuẩn, chất gây ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Ngoài ra, bể nước thải bị rò rỉ sẽ gây ô nhiễm tới nguồn nước ngầm nhà bạn ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn.

chống thấm bể nước bị nứt

>> Gợi ý cho bạn:

2. Những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất.

2.1 Chống thấm bể nước bị nứt bằng sơn Epoxy.

Chống thấm bể nước bị nứt bằng sơn Epoxy là phương pháp chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay vì những ưu điểm tuyệt vời mà loại sơn này mang lại như:

  • Khả năng chống thấm tuyệt đối giúp bể nước nhà bạn ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của rêu mốc gây hại.
  • Chịu được mọi sự khắc nghiệt của thời tiết, giúp lớp sơn được bền màu hơn.
  • Có khả năng bám dính tốt với nhiều loại bề mặt khác nhau như: bề mặt bê tông, gạch, kính hay thép.
  • Độ đàn hồi cao.
  • Khả năng chống trơn trượt tốt.
  • Có khả năng chịu được áp suất lớn của nước.

Quy trình thi công chống thấm bể nước bị nứt bằng sơn Epoxy.

Bước 1: Xử lý bề mặt bể trước khi thi công chống thấm.

Dù bể nước nhà bạn đã cũ hay vừa mới xây thì việc xử lý bề mặt khá quan trọng làm ảnh hưởng tới khả năng chống thấm của bể. Vì vậy, bạn nên đảm bảo bề mặt bể nước được vệ sinh sạch sẽ khỏi các vết dầu mỡ hay bụi bặm.

Nếu bề mặt bể xuất hiện những điểm bị lồi lõm thì cần phải xử lý đảm bảo bề mặt bể đạt yêu cầu về độ nhám. Sau đó, để đảm bảo bề mặt đạt yêu cầu cao nhất, bạn nên sử dụng máy mài và máy hút bụi công nghiệp để xử lý bề mặt.

Bước 2: Thi công chống thấm bể nước.
Để đảm bảo độ chống thấm cao nhất bạn nên thực hiện chống thấm bể nước bằng 2 lớp chống thấm.

Lưu ý: Tại mỗi lớp chống thấm sẽ có keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm epoxy và thi công mỗi lớp sẽ cách nhau từ 6 – 8 tiếng.

Bước 3: Sơn lớp lót.

Sử dụng những dụng cụ sơn chuyên dụng như: súng phun sơn hay rulo chuyên dụng lăn đều lớp phủ lên bề mặt.

Lưu ý: Thông thường sau 1 ngày khi lớp chống thấm đã khô, bạn có thể tiến hành sơn lớp lót.
Bước 4: Sơn lớp phủ thứ nhất.

Lớp phủ thứ nhất này giúp bề mặt sàn trông thẩm mỹ hơn. Hơn nữa, lớp sơn này còn bảo vệ an toàn ngay cho chính chúng ta nên đòi hỏi bạn phải có tay nghề chuyên môn cao.

Lưu ý: Nên chọn loại sơn phù hợp với điều kiện môi trường, giúp bể nước tránh khỏi những vết dầu mỡ hay bụi bẩn ngoài môi trường. 

Bước 5: Sơn lớp phủ thứ hai.

Đây là lớp sơn cuối cùng nên yêu cầu độ tỉ mỉ và cẩn thận cao nhằm mang lại chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cao nhất. 

Sau khi hoàn thiện xong lớp phủ thứ nhất đợi từ 6-8 giờ để lớp thứ nhất khô xong thi công tiếp lớp thứ hai.

chống thấm bể nước bị nứt hình 2

2.2 Chống thấm bể nước bị nứt bằng màng khò nóng.

Ngoài ra, chống thấm bể nước bị nứt bằng màng khò nóng cũng được dùng khá phổ biến bởi những ưu điểm sau:

  • Tính chống thấm tốt.
  • Khả năng đàn hồi cao và có thể chịu được mức nhiệt cao.
  • Khả năng chống lại tia UV tương đối tốt.
  • Độ bền tốt.
  • Tuy nhiên, quá trình thi công chống thấm bể nước bằng màng khò nóng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Không những thế, khi thi công chống thấm đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tay nghề cao, chuyên nghiệp, thành thạo. Đặc biệt, khi thi công tại những điểm chồng mép, gồ ghề, lồi lõm.

Quy trình chống thấm bể nước bị nứt bằng màng khò nóng:

Bước 1: Tiến hành thi công lớp tạo dính lên bề mặt cần chống thấm:

Dùng dụng cụ chuyên dụng để quét lớp tạo dính lên bề mặt cần chống thấm sao cho mỏng, đều và phủ kín bề mặt bê tông.

Bước 2: Tiến hành dán màng chống thấm.

Đợi sau khi lớp tạo dính lót khô, sau đó chúng ta sẽ tiến hành dán màng chống thấm sao cho bề mặt dán hoặc khò được úp xuống dưới.

Bước 3: Tiến hành khò nóng màng chống thấm.

Dùng đèn khò làm nóng lớp màng nhầy để chúng dính vào bề mặt thi công.

Lưu ý: Bạn nên điều chỉnh ngọn lửa đều và nhanh tay để nguồn nhiệt được phân bổ đồng đều, không tạo lỗ khí.

chống thấm bể nước bị nứt hình 3

Hy vọng với những kiến thức về chống thấm bể nước bị nứt như trên có thể giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích để chống thấm bể nước nhà bạn.

>> Xem thêm: Sơn chống thấm dành cho bể nước có mang lại hiệu quả cao không